Select Menu

Ads

Random Posts

Powered by Blogger.

Text Widget

Sample Text

Lorem 1

Technology

Circle Gallery

Shooting

Racing

News

Lorem 4

Theo kinh nghiệm làm phiên dịch của cá nhân tôi thì có đến 90%  các nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này với các ứng viên.Và cùng có một điều tôi thấy rằng phần các ứng viên không trả lời được hay trả lời một cách miên man, chẳng hề đúng với câu hỏi. Có lẽ mọi người chưa thực sự biết mình có khả năng gì nổi trội, hay mình có điểm yếu gì thực sự? Vậy thì để trả lời một cách lưu loát khi tham gia phỏng vấn chúng ta nên chuẩn bị trước, giống như lập một bản một bản phân tích SWOT (Điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức)


Tính hòa đồng rất quan trọng (Minh họa)

Sở trường chính là thế mạnh, giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng, hãy trình bày những kỹ năng, sở trường đặc biệt của bạn. Tốt hơn hết là hãy tự ngồi và phác thảo chúng ra giấy ở nhà trước. Hãy thiết lập danh sách về các hạng mục như sau:
Khả năng kiến thức: Đề cập đến quá trình học tập của mình, bằng cấp cũng như những kinh nghiệm bạn đã có, chẳng hạn như kỹ năng về vi tính, ngôn ngữ, kỹ thuật mà mình thành thạo.
Khả năng về tính cách, ý thức: Bạn có thể nói đến ý thức với công việc, tính trách nhiệm, ý thức tuân thủ về thời gian cũng như quy định. Tính hòa đồng, có thể làm việc theo nhóm, linh hoạt, thân thiện, lòng quyết tâm.
Khả năng khác như có khả năng học nhanh, giải quyết vấn đề một cách nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp, phân tích, đánh giá tình hình.

Sau khi liệt kê ra thì chúng ta lựa chọn 3 hoặc 5 điểm mạnh mà chúng ta cho là hợp lý, phù hợp với nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn trong ngày hôm sau. Hạn chế việc kể lể quá dài dòng, khoảng chục điểm thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn đang PR bản thân một cách quá mức.
Sở đoản của bạn là gì?

Tiếp theo là sở đoản, tôi thấy có quá nhiều ứng viên chẳng biết điểm yếu của mình là gì? Hay bản thân chẳng biết mình yếu điểm nào? Hay không chịu tìm hiểu xem sở đoản của mình là gì?
Thực tế thì chúng ta ai cũng có điểm yếu cả, nhưng chúng ta lại không chịu thừa nhận nó, đôi khi nhà tuyển dụng nhìn thấy điểm yếu đó từ chúng ta nhưng chúng ta vẫn phủ nhận là không phải.
Nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu của bạn đôi khi để sắp xếp công việc, vị trí của bạn một cách hợp lý. Do đó, hãy cố gắng tìm hiểu lại bản thân xem điểm yếu của mình là gì? Chẳng hạn như đôi khi hay quên những chi tiết nhỏ, thẳng thắn đôi khi nóng tính, khả năng giao tiếp chưa cao, ngại tiếp xúc.

Hãy suy nghĩ bản thân
Chúng ta hãy tùy cơ ứng biến mà nói về điểm yếu của mình, chẳng hạn có một nhà tuyển dụng đang cần tuyển một tổng đài viên chăm sóc khách hàng mà khi phỏng vấn bạn nói điểm yếu là “Nóng tính” và điểm mạnh của bạn là khả năng tư duy cao, thích công việc năng động (Có nghĩa là thích bay nhảy) thì e rằng nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ngay vòng gửi xe rồi. Do vậy, hãy tìm đọc kỹ nội dung, yêu cầu tuyển dụng để đưa ra câu trả lời hợp lý nhất, tự khen - tự chê thế nào cũng là cả 1 nghệ thuật, nó phải đánh đúng yêu cầu của vị trí tuyển dụng, nếu không rất dễ phản tác dụng.

Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy chủ động đi tìm ưu và nhược điểm, hãy luôn là chính bạn và nỗ lực, triển vọng thành công sẽ rất gần.

PH


アースせん(アース線、earth wire): Dây điện âm, dây mát
IC(あいしー, integrated circuit): vòng hợp chất
あいず (合図, sign):   dấu hiệu, tín hiệu, ký hiệu
あえん(亜鉛, zinc):   kẽm, mạ kẽm
赤チン(mercurochrome):   thuốc đỏ (dược học)
あかちんさいがい(赤チン災害, minor injury):   chỗ bị tổn hại không quan trọng, lỗi nhỏ
あくえいきょう( 悪影響 , a bad influence): ảnh hưởng xấu
あくしゅうかん(悪習慣, a bad habit) thói quen xấu
アクセプタ (acceptor): chất nhận (vật lý, hóc học)
アクチュエータ ( actuator): chất kích thích, kích động, khởi động
あそびくるま (遊び車、 idle pulley,idle wheel): puli đệm, bánh xe đệm, bánh xe dẫn hướng
あつさ(厚さ、 thickness):  độ dầy

あっしゅくくうき (圧縮空気、 compressed air):  khí nén, khí ép
あっしゅくコイルばね(圧縮コイルばね、compressive coil spring): sự đàn hồi cuộn dây nén, lò xo cuộn nén
あっしゅくりょく (圧縮力、compressive force):   lực áp điện
あつでんげんしょう (圧電現象、piezo phenomenon): hiện tượng áp điện
あつりょくかく (圧力角、pressure angle : góc chịu áp lực, góc ép
あつりょくすいっち (圧力スイッチ、pressure switch): công tắc điện áp
あつりょくせいぎょべ (圧力制御弁、pressure control valve): van điều chỉnh điện áp
あつりょくそんしつ (圧力損失、pressure loss):  tổn hao áp lực
あなあけ (穴明け、drilling):  khoan lỗ
アナログかいろ (アナログ回路、analog circuit): vòng tương tự, vòng điện toán
アナログコンピューター (analog computer): máy điện toán (dùng các định lượng vật lý để thể hiện con số)
アナログしんごう (アナログ信号、analog signal): tín hiệu tương tự

あぶらあな (油穴、oil hole): lỗ dầu, miệng ống dầu
あぶらといし (油砥石、oil stone): đá mài dầu
あぶらみぞ (油溝、oil groove): đường rãnh dầu
あらけずり (荒削り、roughing): sự gia công, gọt r ũa, mài
あらめ (荒目、bastard) vật gây khó chịu, vướng mắc, không hợppháp
アルミニウム (aluminium): nhôm (chất nhôm)
あわだち (泡立ち、foaming): sủi bọt, nổi bọt, tạo bọt
アンギュラじくうけ (アンギュラ軸受、angular contact bearing):trục (bi) tiếp góc, giá, trục tiếp góc
アンギュラたまじくう (アンギュラ玉軸受、angular ball bearing): ổ bi cứng
あんぜんギャップ(安全ギャップ、safety gap):độ hở an toàn, khe hở an toàn, khoảng cách an toàn
あんぜんけいすう(安全係数、afety factor):hệ số an toàn, nhân tố an toàn
あんぜんそうち(安全装置、 safety device):thiết bị an toàn
あんぜんたいさく(安全対策 a measure of safety):đối sách an toàn


Truyền thuyết về sự du nhập chữ Hán vào Nhật Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền thuyết, về sau có một người tên là Ngạc 鱷 (Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển Nhật Bản, gần phía Đông của Triều Tiên) đến Nhật, mang theo Luận Ngữ 論語 (Rongo) và Thiên Tự Văn 千字文 (Senjimon). Đó là lần đầu tiên Hán tự truyền vào Nhật (gọi là Kanji). Nhưng mãi đến thế kỷ IV và V thì Hán tự mới thực sự du nhập vào Nhật nhờ sự buôn bán theo đường biển giữa Nhật và Triều Tiên.Từ văn nói tới văn viết


Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ (văn nói). Những thông tin truyền đi do những người tên gọi là kataribe 語部 (ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các tin quan trọng. Con cháu của người Triều Tiên định cư tại Nhật làm công việc biên chép công văn giấy tờ. Họ chuyển khẩu ngữ cổ của Nhật (gọi là Đại Hòa ngôn diệp: Yamatokotoba 大和言葉) sang Hán tự. Đây là lần đầu tiên Nhật có bút ngữ (văn viết). Họ chuyển âm của Đại Hòa ngôn diệp sang các âm Hán tự tương đương mà không quan tâm đến ý nghĩa. Hệ phiên âm này gọi là Man’yōgana (Vạn Diệp giả danh 萬葉假名). Chữ giả 假 ở đây không phải là giả hiệu mà nghĩa là giả tá 假借 (vay mượn). Ý nói Nhật ngữ cổ đại không có chữ viết, phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính hệ thống văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của Nhật trong bộ Vạn Diệp Tập 萬葉集 (Man’yōshū). Tuyển tập này cũng bao gồm các bài thơ của Nhân Đức thiên hoàng 仁德 Nintoku (313-399) và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân thiên hoàng 淳仁 Junnin (758-764).

Nguồn gốc Hiragana và Katakana

Để viết chữ thuận tiện hơn, Vạn Diệp giả danh được giản hóa thành Hiragana 平假名 (Bình giả danh) và Katakana 片假名 (Phiến giả danh). Ngay tên gọi đã gợi ra ý nghĩa, chữ bình 平 (hira) ngụ ý dễ dàng tiện lợi, và chữ phiến 片 (kata) ngụ ý bất toàn. Cho nên Phiến giả danh là Vạn Diệp giả danh chưa hoàn chỉnh. Cả hai Hiragana và Katakana đã trải qua nhiều lần chỉnh lý mới được chuẩn mực như hiện nay. Trần Triết Xán 陳哲燦 viết rằng: Cát Bị Chân Bị 吉備真備 tạo Phiến giả danh (Katakana) từ chữ Khải 楷 và nhà sư Không Hải 空海 tạo Bình giả danh (Hiragana) từ chữ Thảo 草. Cả hai đều là người Nhật, du học Trung Quốc vào đời Đường (618-907). (Trần Triết Xán, Trung Hoa Văn Hóa, tập 4, Đài Bắc, 1991, tr. 4)

Tuy nhiên còn có một thuyết khác về nguồn gốc của Hiragana. Suốt thời Bình An 平安 (Heian, 794-1185), triều đình và giới quý tộc rất hâm mộ văn chương chữ Hán. Một số nữ quý tộc bắt đầu sáng tác thi văn, bao gồm những đoản ca 短歌 (tanka) và các thể loại khác. Họ không thích lối chữ cứng cỏi của Vạn Diệp giả danh 萬葉假名(Man’yōgana). Vì thế họ chế tác một lối viết uyển chuyển như chữ Thảo, kiểu chữ này gọi là Nữ thủ 女手(Onnade) để chép các thi văn. Nó được xem là tiền thân của Hiragana. Còn Katakana - theo một thuyết khác - được chế tác vào thế kỷ IX đến thế kỷ X mới thành một hệ ghi âm hoàn chỉnh. Khác với Hiragana (là đi sau Kanji để biểu thị chức năng ngữ pháp), Katakana có thể dùng biệt lập.

Bên cạnh Hiragana và Katakana còn có Furigana (Chấn giả danh 振假名) tức là các chữ Kana nhỏ xíu đặt sát Kanji để ghi âm đọc của Kanji. Kể từ 1947, Quốc Hội Nhật chấp thuận không in kèm furigana bên cạnh Kanji trong các sách vở báo chí dành cho độc giả trung bình trở lên. Chỉ in kèm furigana bên cạnh các chữ Kanji hiếm gặp và trong các sách vở báo chí dành cho độc giả bình dân.

Nhật ngữ hiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩa cơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để tu bổ ý nghĩa và cho thuận theo ngữ pháp Nhật. Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (ngoại lai ngữ 外來語: gairaigo).

Tháng 11 năm 1946 Bộ Giáo Dục Nhật đã đề nghị áp dụng 1850 chữ Hán (tức Kanji) cơ bản trong nhà trường và được Quốc Hội chấp nhận vào năm 1947.(3) Đến năm 1981 thì số Kanji này được điều chỉnh lại và một danh sách Kanji mới được công bố gọi là Thường dụng Hán tự biểu 常用漢字表 (Jōyō Kanji hyō) gồm 1945 chữ Hán thông dụng. Nếu so sánh Hanja của Triều Tiên với Kanji của Nhật, ta thấy Hanja còn bảo tồn Hán tự truyền thống của Trung Quốc. Các Hanja cho đến nay vẫn là phồn thể và hầu như không có biến thể hỗn loạn như Kanji của Nhật.

Âm đọc Kanji Nhật

Âm đọc Kanji Nhật là một vấn đề phức tạp bởi lẽ trong một thời gian lâu dài chữ Hán được du nhập vào Nhật từ Triều Tiên hoặc từ các địa phương khác nhau của Trung Quốc, cho nên các âm đọc Kanji bị biến đổi. Người ta phân biệt hai cách đọc gọi là Âm độc 音読 (Ondoku) và Huấn độc 訓読 (Kundoku).

1. Âm độc (Ondoku) là sự mô phỏng âm đọc của Hán tự Trung Quốc, gồm các loại:

- Ngô âm 呉音 (Goon): Trước thời Nại Lương 奈良 (Nara, 710-794) chữ Hán từ vùng Ngô ở Đông Nam Trung Quốc đi qua ngả Triều Tiên rồi vào Nhật, do đó các Kanji này đọc theo thổ ngữ vùng Ngô. Phần lớn các từ ngữ có liên quan đến Phật giáo như: tu hành 修行 (shugyō), Kinh đô 京都 (Kyōto), kinh văn 経文(kyōmon), đăng minh 燈明 (tōmyō), …

- Hán âm 漢音 (Kanon): Từ thời Nại Lương (Nara, 710-794) đến đầu thời Bình An 平安 (Heian, 794-1185), các sứ giả và du học sinh của Nhật từ miền Tây Bắc Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Hán âm (được xem là chuẩn mực nhất). Thí dụ: lữ hành 旅行 (ryokō), Kinh Thành 京城 (Keijō: tức Seoul), kinh thư 経書 (keisho), minh bạch 明白 (meihaku), …

- Đường âm 唐音 (Tōon): Giữa thời Liêm Thương 鎌倉 (Kamakura, 1185-1333) và thời Minh Trị 明治 (Meiji, 1868-1912) - tức là khoảng đời Tống tại Trung Quốc về sau - các lái buôn và sư tăng của Nhật từ Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Đường âm. Thí dụ: hành cước 行脚 (angya), Nam Kinh 南京 (nankin), khán kinh 看経 (kankin: đọc kinh), …

- Quán dụng âm 慣用音 (Kanyōon): Là cách đọc theo thói quen của người Nhật, như: giảo bạn 撹拌 (:khuấy lên) ngày xưa đọc là kōhan, hiện nay đọc là kakuhan; tiêu hao 消耗 (:tiêu dùng) ngày xưa đọc là shōkō, nay đọc là shōmō.

2. Huấn độc 訓読 (Kundoku): Là âm đọc Nhật để giải thích ý nghĩa của chữ Hán, gồm các loại:

- Chính huấn 正訓 (Seikun): Một chữ Nhật ứng với một chữ Hán, như: thủy 水 (mizu), nam 男 (otoko), cao 高い (takai), kiến 見る (miru), …

- Nghĩa huấn 義訓 (Gikun): Một chữ Nhật ứng với nhiều chữ Hán, như: hải đài 海苔 (nori: rong biển), lão phố 老舗 (shinise: cửa tiệm cũ), đoàn phiến 団扇 (uchiwa: cái quạt), …

- Đáng tự 当て字 (Ateji): Chữ Hán được vay mượn để ghi âm của chữ Nhật, không cần biết ý nghĩa gốc Hán. Những Kanji này người Trung Quốc không tài nào hiểu được. Thí dụ: thiên tình 天晴れ (appare: huy hoàng rực rỡ), xuất tuyết mục 出鱈目 (detarame: vô nghĩa, phi lý, lời nói càn rỡ), ngu liên đội 愚連隊 (gurentai: bọn khuấy rối, bọn hu-li-gân), …

Cần chú ý rằng đa số từ có hai chữ Hán (nhị tự từ 二字詞) có âm độc (Ondoku) hoặc huấn độc (Kundoku). Nếu pha trộn hai cách đọc, thì ta có thứ tự âm huấn (onkun) hoặc huấn âm (kunon):

1. Âm huấn 音訓 (onkun): Cách đọc này gọi là Trùng sương độc 重箱読み (jūbako  yomi). Chữ Hán thứ nhất theo âm độc, chữ Hán thứ hai theo huấn độc. Thí dụ: đoàn tử 団子(dango: một thứ bánh nếp hình tròn), duyên trắc 縁側 (engawa: hiên nhà), khí trì 気持ち (kimochi: cảm giác, cảm xúc), đầu thủ 頭取 (tōdori: thủ lĩnh, chủ tịch), …

2. Huấn âm 訓音 (kunon): Cách đọc này gọi là Thang dũng độc 湯桶読み (yutō yomi). Chữ Hán thứ nhất theo huấn độc, chữ Hán thứ hai theo âm độc. Thí dụ: xích tự 赤字 (akaji: thiếu hụt tiền), thân phận 身分 (mibun), mai tửu 梅酒 (umeshu: rượu mai), tịch khan [san] 夕刊 (yūkan: báo buổi chiều), …

Sự La-tinh hóa Nhật ngữ

Khi người Tây phương (đặc biệt là các giáo sĩ Thiên Chúa giáo) đến các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, họ rất quan tâm học tập ngôn ngữ bản địa. Để học tập và truyền đạo dễ dàng, họ dùng mẫu tự Latin để ghi âm. Tại Việt Nam, các giáo sĩ Tây phương đã Latin hóa chữ Nôm và gọi đó là chữ Quốc ngữ. Nhưng tại Trung Quốc, Nhật và Triều Tiên, sự Latin hóa chỉ để ghi âm cho người nước ngoài học ngôn ngữ bản địa dễ dàng chứ không thay thế hẳn như trường hợp Việt Nam.

Hán ngữ có các hệ phiên âm Latin như hệ Wade-Giles cho người Anh, hệ Pinyin, hệ La Mã Tự ở Đài Loan, các hệ do người Pháp, người Đức sáng chế, hệ của đại học Yale, v.v… Nhưng thông dụng nhất hiện nay là hệ Pinyin. Tiếng Triều Tiên có hệ phiên âm Latin của McCune Reischauer. Tiếng Nhật có ba hệ phiên âm Latin: Hepburn shiki (về sau cải biên thành Hyōjun shiki: hệ chuẩn), Nippon shiki, và Kunrei shiki. Các hệ này chỉ khác nhau vài điểm như sau:

HEPBURN ===> NIPPON === > KUNREI
cha ===> tya ===> tya
chi ===> ti ===> ti
chu ===> tyu ===> tyu
cho ===> tyo ===> tyo
fu ===> hu ===> hu
ja ===> dya ===> zya
ji ===> di ===> zi
ju ===> dyu ===> zyu
jo ===> dyo ===> zyo
sha ===> sya ===> sya
shi ===> si ===> si
shu ===> syu ===> syu
sho ===> syo ===> syo
tsu ===> tu ===> tu

CHÚ Ý: Trong hệ Kunrei, nguyên âm dài (trường âm) đánh dấu ^ như û, ô; nhưng trường âm e thì ghi là ei, trường âm i thì ghi là ii. Trong hệ Hepburn và Nippon cũng vậy nhưng thay dấu ^ bằng dấu ¯ như ū, ō.





惜しい (おしい)=không nỡ,không đành,tiếc.
怪しい (あやしい)=kì lạ,kì quái
嬉しい (うれしい)=vui mừng (bản thân thấy vui mừng)
可笑しい (おかしい)=lạ lùng ,không bình thường
悲しい (かなしい)=buồn rầu (bản thân thấy buồn)
厳しい (きびしい)=nghiêm khắc
悔しい (くやしい)=tức ,hận
苦しい (くるしい)=đau khổ ,khổ sở
詳しい(くわしい)=chi tiết 
険しい (けわしい)=nguy hiểm
恋しい (こいしい)= yêu thương
寂しい (さびしい)=buồn bã (khung cảnh buồn bã)
親しい (したしい)=thân thiện
涼しい (すずしい)=mát mẻ (khí hậu)
正しい (ただしい)= phải ,đúng
楽しい (たのしい)= vui vẻ,vui nhộn (khung cảnh vui nhộn)
激しい (はげしい)= mạnh bạo ,dữ dội
等しい (ひとしい)= công bằng ,bằng nhau
貧しい (まずしい)=nghèo đói ,khó khăn
眩しい (まぶしい)= chói mắt (ánh sáng)
優しい (やさしい)= hiền từ (tính cách)
易しい (やさしい)= dễ dàng
新しい (あたらしい)= mới (đồ mới )
勇ましい (いさましい)=dũng mãnh,dũng cảm
忙しい (いそがしい)= bận rộn 
恐ろしい (おそろしい)= đáng sợ,khiếp sợ
大人しい (おとなしい)= chăm chỉ_đàng hoàng (như người lớn)
騒がしい (さわがしい)= làm ầm ĩ,gây ồn ào
頼もしい (たのもしい)= đáng tin cậy
懐かしい (なつかしい)= tiếc nhớ,nuối tiếc
恥ずかしい (はずかしい)=xấu hổ
難しい  (むずかしい)= khó 
珍しい (めずらしい)= kì lạ,hiếm có
喧しい (やかましい)= náo động,gây mất trật tự
厚かましい (あつかましい)=trơ trẽn (mặt dày)
慌しい (あわただしい)=vội vàng,hấp tấp
羨ましい (うらやましい)=ghen tị,thèm muốn được như thế
かわいらしい=đáng yêu, dễ thương
憎らしい (にくらしい)=dễ ghét, đáng ghét
図々しい (ずうずうしい)=làm ngơ, thản nhiên, coi như không có chuyện gì
騒々しい (そうぞうしい)=ầm ĩ,huyên náo
そそっかしい= bất cẩn ,cẩu thả ,sơ ý
馬鹿らしい (ばからしい)=dại dột ,ngốc nghếch_vô ích, vô tác dụng
甚だしい (はなはだしい)= vô cùng ,rất, lắm (dùng như một phó từ)
若々しい (わかわかしい)= trẻ trung
2Tính từ đuôi ~しい (1)

(うたが)わしい=Đáng nghi, hồ nghi
(わずら)わしい=Phiền muộn, buồn phiền, lo lắng
(まぎ)らわしい=(Màu sắc) nhang nhác_( từ ngữ) trông giống nhau khó phân biệt_Chói chang, chói mắt (=まぶしい)
(くや)しい=Hậm hực, tức
(うら)めしい=Căm hờn, thù hằn, căm ghét
(なつ)かしい=Tiếc nhớ, nhớ
(なげ)かわしい=Đau buồn, thương tiếc, đau xót
(くる)おしい=Điên cuồng 
(まず)しい=Nghèo nàn, bần cùng
(とぼ)しい=Thiếu thốn, ít, thiếu hụt
(はなは)だしい=To, lớn, ghê gớm
(なや)ましい=Lo lắng, dằn vặt, bồn chồn
(いや)しい=Đê tiện, hạ cấp
(つつ)ましい=Thận trọng, cẩn thận_Nhún ngường, nhũn nhặn
(ひさ)しい=Lâu, hồi lâu
(むな)しい、空(むな)しい=Không hiệu quả, vô tác dụng, không có nội dung
見苦(みぐる)しい=Hèn, dơ, xấu xí, đáng hổ thẹn
相応(ふさわ)しい=Phù hợp, thích hợp
(たくま)しい=Tráng kiện, cường tráng
(かんば)しい=Thơm nức, thơm ngào ngạt_Thơm tho, tốt đẹp nghĩa bóng
(うるわ)しい=Lộng lẫy, diễm lệ, rực rỡ(華麗な)_Hùng vĩ, hoành tráng_Chỉn chu, gọn gàng_Đúng đắn, chính xác(正しい)
(うやうや)しい=Kính cẩn, lễ phép
(あさ)ましい=Thê thảm, tồi tệ, thảm hại(嘆かわしい)_đáng xấu hổ, đáng ngượng, đáng hổ thẹn_Cực kì, rất, ghê gớm(甚だしい)_hèn hạ, bủn xỉn, hà tiện
(おびただ)しい=Rất nhiều, cực nhiều, số lượng và mức độ lớn
みすぼらしい= Hèn hạ, đê tiện, hèn mọn
(この)ましい=Đáng yêu
目覚(めざま)しい=Tròn xoe mắt, trợn tròn mắt_Đáng ngạc nhiên, đáng kinh ngạc
()れ馴()れしい=Suồng sã, thân mật
(けが)らわしい=Bẩn thỉu, dơ dáy_Dơ bẩn, (câu chuyện) không đáng nghe, ghê 
(のぞ)ましい=Khao khát, mong ước
()ち遠(どお)しい=(Đợi chờ) nôn nóng, (chờ đợi) mỏi mòn, trông chờ
うっとうしい U sầu, u ám, sầu muộn_Lôi thôi, phiền hà, phiền phức

Tải file định dạng