Select Menu

Ads

Random Posts

Powered by Blogger.

Text Widget

Sample Text

Lorem 1

Technology

Circle Gallery

Shooting

Racing

News

Lorem 4

» »Unlabelled » Sở trường - Sở đoản của bạn là?

Theo kinh nghiệm làm phiên dịch của cá nhân tôi thì có đến 90%  các nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này với các ứng viên.Và cùng có một điều tôi thấy rằng phần các ứng viên không trả lời được hay trả lời một cách miên man, chẳng hề đúng với câu hỏi. Có lẽ mọi người chưa thực sự biết mình có khả năng gì nổi trội, hay mình có điểm yếu gì thực sự? Vậy thì để trả lời một cách lưu loát khi tham gia phỏng vấn chúng ta nên chuẩn bị trước, giống như lập một bản một bản phân tích SWOT (Điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức)


Tính hòa đồng rất quan trọng (Minh họa)

Sở trường chính là thế mạnh, giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng, hãy trình bày những kỹ năng, sở trường đặc biệt của bạn. Tốt hơn hết là hãy tự ngồi và phác thảo chúng ra giấy ở nhà trước. Hãy thiết lập danh sách về các hạng mục như sau:
Khả năng kiến thức: Đề cập đến quá trình học tập của mình, bằng cấp cũng như những kinh nghiệm bạn đã có, chẳng hạn như kỹ năng về vi tính, ngôn ngữ, kỹ thuật mà mình thành thạo.
Khả năng về tính cách, ý thức: Bạn có thể nói đến ý thức với công việc, tính trách nhiệm, ý thức tuân thủ về thời gian cũng như quy định. Tính hòa đồng, có thể làm việc theo nhóm, linh hoạt, thân thiện, lòng quyết tâm.
Khả năng khác như có khả năng học nhanh, giải quyết vấn đề một cách nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp, phân tích, đánh giá tình hình.

Sau khi liệt kê ra thì chúng ta lựa chọn 3 hoặc 5 điểm mạnh mà chúng ta cho là hợp lý, phù hợp với nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn trong ngày hôm sau. Hạn chế việc kể lể quá dài dòng, khoảng chục điểm thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn đang PR bản thân một cách quá mức.
Sở đoản của bạn là gì?

Tiếp theo là sở đoản, tôi thấy có quá nhiều ứng viên chẳng biết điểm yếu của mình là gì? Hay bản thân chẳng biết mình yếu điểm nào? Hay không chịu tìm hiểu xem sở đoản của mình là gì?
Thực tế thì chúng ta ai cũng có điểm yếu cả, nhưng chúng ta lại không chịu thừa nhận nó, đôi khi nhà tuyển dụng nhìn thấy điểm yếu đó từ chúng ta nhưng chúng ta vẫn phủ nhận là không phải.
Nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu của bạn đôi khi để sắp xếp công việc, vị trí của bạn một cách hợp lý. Do đó, hãy cố gắng tìm hiểu lại bản thân xem điểm yếu của mình là gì? Chẳng hạn như đôi khi hay quên những chi tiết nhỏ, thẳng thắn đôi khi nóng tính, khả năng giao tiếp chưa cao, ngại tiếp xúc.

Hãy suy nghĩ bản thân
Chúng ta hãy tùy cơ ứng biến mà nói về điểm yếu của mình, chẳng hạn có một nhà tuyển dụng đang cần tuyển một tổng đài viên chăm sóc khách hàng mà khi phỏng vấn bạn nói điểm yếu là “Nóng tính” và điểm mạnh của bạn là khả năng tư duy cao, thích công việc năng động (Có nghĩa là thích bay nhảy) thì e rằng nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ngay vòng gửi xe rồi. Do vậy, hãy tìm đọc kỹ nội dung, yêu cầu tuyển dụng để đưa ra câu trả lời hợp lý nhất, tự khen - tự chê thế nào cũng là cả 1 nghệ thuật, nó phải đánh đúng yêu cầu của vị trí tuyển dụng, nếu không rất dễ phản tác dụng.

Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy chủ động đi tìm ưu và nhược điểm, hãy luôn là chính bạn và nỗ lực, triển vọng thành công sẽ rất gần.

PH

About Unknown

WePress Theme is officially developed by Templatezy Team. We published High quality Blogger Templates with Awesome Design for blogspot lovers.The very first Blogger Templates Company where you will find Responsive Design Templates.
«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments

Leave a Reply